01 tháng 3 2017

Quan điểm và kinh nghiệm của một số doanh nhân, nhà nghiên cứu về khởi nghiệp

Mỗi doanh nhân đều có những nền tảng khởi nghiệp khác nhau, về độ tuổi, kinh nghiệm sống, lĩnh vực kinh doanh,… do vậy, mỗi người sẽ có những kinh nghiệm khác nhau về khởi nghiệp. Đó có thể là những người thành công hoặc chưa thành công ở khía cạnh kinh doanh. Nhưng tôi tin rằng những kinh nghiệm của họ là quý giá và đáng trân trọng. Trong trong bài này, tôi “góp nhặt” quan điểm và kinh nghiệm khởi nghiệp của họ để chia sẻ với bạn đọc. Khi có đủ thời gian và dữ liệu, tôi sẽ viết lại theo các chủ đề riêng.
Hoàng Tuân
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Nexttech
Theo ông Bình, độ tuổi để khởi nghiệp thường trải rộng từ 18 đến 72 tuổi. Thời điểm khởi nghiệp cụ thể phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng cá nhân và lĩnh vực họ theo đuổi, chẳng hạn người sáng lập thương hiệu gà rán KFC Harland Sanders khởi nghiệp ở tuổi 71.
Về nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp, ông Bình cho rằng do những ý tưởng kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của xã hội. Muốn ý tưởng không “chết yểu’, cần phải khảo sát thị trường và tham khảo ý kiến các chuyên gia.
(Tóm tắt bài viết của Thanh Tâm, đăng trên VNExpress, ngày 01/01/2017)
Đường dẫn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/sinh-vien-duoc-khuyen-khich-hoc-tinh-than-cua-ong-chu-kfc-3525073.html
Austin Netzley, người sáng lập Công ty đầu tư ONE Pursuit Investments
Ở đây, tôi giới thiệu bài viết của Hà Tường liên quan đến kinh nghiệm trả nợ của Austin Netzley. Ông đã nợ tới 81.000 USD để chi trả cho 4 năm học đại học. Và ông đã trả song khoản nợ này sau 3 năm ra trường. Khi viết cuốn “Kiếm tiền, sống giàu có” (Make money, live wealth), Austin Netzley đã phỏng vấn 75 doanh nhân thành đạt (nhiều người trong số họ có lúc đã nợ tới 75.000 USD). Ông chia sẻ, bí quyết chung của các doanh nhân được phỏng vấn để vượt qua nợ nần trong thời gian ngắn đó là LAO ĐỘNG CHĂM CHỈ, như làm thêm giờ, kiếm nghề tay trái hoặc trường hợp của ông là học cách đầu tư.
Austin Netzley cũng chia sẻ hai cách thức trả nợ theo kinh nghiệm của Ông. 1/ Trả lượng tiền yêu cầu tối thiểu cho tất cả các khoản vay, nhưng hãy trả hết sức có thể cho khoản vay có số dư nhỏ nhất; 2/ Trả lượng tiền yêu cầu tối thiểu cho tất cả các khoản vay, nhưng dồn nhiều tiền nhất có thể cho khoản vay có lãi suất cao nhất. Tùy theo khả năng tài chính để lựa chọn cách thích hợp. Trong đó, cách thứ 2 sẽ tiết kiệm được tài chính nhờ giảm tiền lãi.
(Trích từ bài viết của Hà Tường, đăng trên VNExpress, ngày 21/12/2014)
Đường dẫn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/toi-da-tra-no-81-000-usd-nhu-the-nao-3123597.html
Saul Singer
Ông là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về khởi nghiệp và là đồng tác giả cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp – Câu chuyện thần kỳ về nền kinh tế Israel”.
Về điều kiện khởi nghiệp, Ông cho rằng ý tưởng hoặc nền tảng công nghệ tốt chỉ là điều kiện cần, chưa đủ để khởi nghiệp.
Về thước đo sự thành công của công ty khởi nghiệp, theo Ông, không nên dựa vào doanh thu và lợi nhuận để đánh giá. Vì chặng đường rất dài nên con số đó không có nhiều ý nghĩa. Điều quan trọng là phải khiến cho mô hình kinh doanh luôn luôn tăng trưởng (số lượng khách hàng, chi nhánh,…). Bởi đó là dấu hiệu cho thấy mức độ xã hội chấp nhận ý tưởng và sản phẩm kinh doanh.
(Trích từ bài viết của Phương Đông, đăng trên VNExpress, ngày 16/12/2016)
Đường dẫn: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/khoi-nghiep/saul-singer-loi-nhuan-khong-phai-la-thuoc-do-thanh-cong-cua-startup-3509028.html
Bill Gross là nhà sáng lập, Chủ tịch và CEO Idealab
Dựa trên kết quả phân tích về sự thành công và thất bại của 200 công ty khởi nghiệp, Bill Gross đã rút ra 5 yếu tố ảnh hưởng nhất đến sự thành công và thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp theo thứ tự giảm dần gồm:
1/ Thời điểm khởi nghiệp
2/ Nhóm làm việc (nhân sự)
3/ Ý tưởng kinh doanh
4/ Mô hình kinh doanh
5/ Khoản đầu tư (nguồn vốn)
Như vậy, trong kết quả nghiên cứu này, “ý tưởng kinh doanh” không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khởi nghiệp, mà chính là “thời điểm khởi nghiệp”(yếu tố này quyết định đến 42% sự thành bại). Đây cũng là điều khiến Bill Gross ngạc nhiên nhất.
Từ kết quả nghiên cứu, Bill Gross đề xuất cách để xác định việc lựa chọn thời điểm khởi nghiệp thích hợp hay chưa là khảo sát sự sẵn sàng tiêu dùng của khách hàng cho sản phẩm dự kiến ra mắt.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng kết quả nghiên cứu này được thực hiện trên các doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến công nghệ. Do vậy, cần cân nhắc nếu áp dụng cho các lĩnh vực phi công nghệ.
(Trích từ bài viết của Taylor Nguyen, đăng trên báo Doanh Nhân Sài Gòn, ngày 18/12/2019)
Đường dẫn: https://doanhnhansaigon.vn/khoi-nghiep/bai-hoc-khoi-nghiep-yeu-to-quan-trong-nhat-giup-startup-thanh-cong-1069149.html

(đang tiếp tục cập nhật)

Không có nhận xét nào: