25 tháng 12 2017

Sự thay đổi trong định giá tài sản doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành hai loại, gồm:

- Tài sản hữu hình (có thể thấy được): đất đai, nhà xưởng, máy móc, tiền vốn, phương tiện vận tải, hàng hóa,…

- Tài sản vô hình (không thấy bằng mắt): giá trị thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, bí quyết kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ và trí tuệ khác.

Việc định giá tài sản doanh nghiệp đã phát triển rộng trên thế giới từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi đó, tài sản vô hình của doanh nghiệp chiếm khoảng 20% tổng tài sản doanh nghiệp (80% còn lại là tài sản hữu hình). Đến nay (2017), tài sản vô hình chiếm đến 73% (trong khi tài sản hữu hình chiếm 27%) [1].

Xu hướng thay đổi trên nói lên rằng, trong phát triển doanh nghiệp, chúng ta cần chú trọng đến việc tích lũy tài sản vô hình. Trong đó, yếu tố con người là đặc biệt quan trọng. Khi doanh nghiệp hội tụ được nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tốt thì giá trị vô hình của doanh nghiệp sẽ tăng theo.

Hoàng Tuân, 25/12/2017

---
[1] Thanh Huyền (2017), Định giá thương hiệu theo tiêu chuẩn tài chính, Báo Doanh Nhân Sài Gòn: https://doanhnhansaigon.vn/…/dinh-gia-thuong-hieu-theo-tieu…, Ngày truy cập: 25/12/2017

Không có nhận xét nào: