04 tháng 2 2017

Chọn mẫu dựa trên chuỗi thức ăn

Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraina) [1] được xem là thảm họa tồi tệ nhất trong ngành năng lượng hạt nhân, sau này thường gọi là thảm họa Chernobyl.

Vị trí nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (nguồn ảnh: google.com/maps)

Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm họa (1986-2016), tuy con người đã rời đi nơi khác sau vụ nổ nhưng các loài động vật hoang dã thì vẫn sống ở đó. Trong bài viết “Life in the Chernobyl Zone” [2], để nghiên cứu ảnh ảnh hưởng của chất phóng xạ đến các loài động vật sống quanh khu vực nhà máy, nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên quần thể sói. Và điều thú vị của phương pháp chọn mẫu chính là ở đây. Tôi tạm gọi cách trọn mẫu trên là chọn mẫu dựa trên chuỗi thức ăn. Vì không nghiên cứu được hết tất cả các loài nên các nhà khoa học đã lựa chọn nghiên cứu các loài mang tính đại diện. Và loài sói có tính đại diện cao hơn cả, vì loài sói là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn (loài ăn thịt, chuyên săn các loài động vật khác trong khu vực). Nghiên cứu mức độ nhiễm xạ của loài sói có thể suy ra mức nhiễm xạ của một số loài khác.
Thiết nghĩ, phương pháp chọn mẫu dựa trên chuỗi thức ăn này cũng có thể áp dụng trong các nghiên cứu về tác động của các hoạt động kinh tế – xã hội đến các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn.
Hoàng Tuân, 4/2/2017
=
Chú thích:
[1] Nhà máy Chernobyl tọa lạc trên một phần đất của Liên bang Xô viết trước đây.
[2] Life in the Chernobyl Zone,
http://spotlightenglish.com/listen/life-in-the-chernobyl-zone